Không chỉ " ngu dân !" cho dễ trị ! Ngày nay có cả việc " ngu Quan!" cũng để mục đích cho dễ trị !
Tạo ra tầng tầng , lớp lớp quan chức chỉ biết " nhai lại !" những gì cấp trên. Truyền xuống không sai một dấu phẩy hay lỗi chính tả !!!
Mấy năm gần đây, thất sủng, thất nghiệp, thất thu, thất bại và " thất học " ( không có gì để học )... Mình cuốn gói về quê . Tính tìm lại những " đất lề, quê thói !" xem còn lưu lại những gì tinh Hoa của các Cụ !? Để bổ sung vào Tâm và Trí vốn đã quá " lùn tịt !" của Mình !
Bắt đầu bằng việc Lân La đến nhà các Cụ cao niên trong làng, ghi ghi, chép chép, sờ nắn, ngắm nghía ... Thậm Chí là xin xỏ, mua hay đổi chác một số vật dụng lao động Thủ công mà các Cụ ngày trước bằng trái Tim, khối óc , kết hợp với thực tiễn của cuộc sống!!! Đã tự chế tác ra để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, Văn hoá, tâm Linh và truyền dạy cho đời sau .... Đi đến đâu , Mình cũng thấy các Cụ già rất Quí trọng và nâng niu những Trân giá trị vật thể và Phi vật thể ấy !!!
Nhưng đối với lớp trẻ và đặc biệt là một số " cán Bộ trẻ !" . Họ coi việc mình làm như là " một thằng dở hơi !" .
Thực ra ! Thì nhiều lúc mình cũng có dở hơi thật ! Ai đời lại hỏi : ngày trước các Cụ Nam có để tóc dài, có thuốc phiền, có riệu chè, trai gái, đĩ bợm... Như bi giờ không ạ ??? Tưởng sẽ bị các Cụ chửi cho câu " hỗn !" ! Ai dè lại được các Cụ cười móm, và rằng : chuyện ấy thì đời nào chả có! Chỉ là , hồi đó nó kín đáo và có khuôn lệ ! Chứ không xô Bồ, bát nháo như bi giờ !
- Bây giờ khác xưa vậy cơ , thưa Cụ ?
- Thì Anh thấy đấy : Thời chúng tôi đâu có d" đè nhau!" giữa ban ngày, ban mặt ở ngay chệ đường, xó chợ ,thậm Chí cả góc chùa và chốn từ đường, trên nắp mộ người đã chết ở ngoài nghĩa Trang.... Như bi giờ !?. Rồi nữa, địa chủ , Chánh, lý trưởng ở cái làng này chưa bao giờ dám " rủa " Dân là " ngu!" hay " cứng đầu !" như cán Bộ bi giờ ! Bởi dù gì họ cũng là người có học, nho nhã ! Lại ít nhất có trong một họ tộc nào đó ở cái làng này. Ngoài việc Luật Vua , còn có lề làng và gia tộc !!! Mà tôi nghe nói, khí không phải ! Anh bỏ qua : " anh còn bị thằng cháu chửi Đ..M " . Rồi nhà Anh được phép của bà Cụ làm giấy, cho phép ( có cả chữ ký xác nhận của tất cả Anh em trong nhà !) . Vậy mà cũng bị lật lọng để làm giấy Hồng người khác đứng tên , phải không ???!!!
- Tôi chỉ biết ngồi " chết lặng !" nước mắt trào ra ướt mi ! Tôi xin chuyển đề Tài !
- thưa Cụ !ngày trước đói khát, thiếu thốn thế ! Chắc trộm, cướp như rươi , Cụ nhẩy ??
- Anh không sống ở thời đó thì " đừng vội nói như thế, tội chết !"
- Tôi biết mình lỡ lời! Con xin lỗi các Cụ !
- Anh không phải xin lỗi ! Các Anh không sống ở thời đó, lại được Nhà trường và XH dạy cho toàn những cái " Tân thời " như bi giờ thì Anh hỏi thế cũng phải !
- Vâng ! Cụ hiểu và tha thứ cho con như vậy, con xin cám ơn ạ !
- Thôi ! Bi giờ chúng tôi, những người già cả, " sắp xuống lỗ !" hết rồi ! Chỉ mong các Anh là người đi nhiều, hiểu rộng !!! Về đây dậy bảo cho đám con, cháu và Thanh, thiếu nhi trong làng này ,lễ phép lại một chút ! Ai lại đi ra đường, mà gặp người già ,mắt cứ " trợn ngược !" , ăn nói thì toàn " Địt Mẹ, đéo bà " , đua đòi lêu lổng, tóc xanh đỏ, chửi nhau, đánh nhau, hút , chích .... Và ăn cắp ,ăn trộm như chốn không người !!! Cán Bộ, ông to, ông nhỏ, đua nhau ăn nhậu, sắm nhà lầu, xe hơi . Làng ta có cả ông làm " to" đến cấp " hàng tổng ! Mà còn đuổi Mẹ , có ông còn trai gái đĩ bợm công khai, đuổi con, đánh vợ !!! Thì Anh bẩu " chả loạn !" thì là gì ? Có ít tiền vốn XĐGN thì mấy ông chia nhau lấy tất ???
- Vâng ! Thưa với các Cụ : Chúng cháu tuy đi đây đi đó , nhưng cũng chỉ làm những việc mà " người ta !" sai bảo thôi ạ ! Đâu có được chỉ dạy tận tình như các Cụ đâu ạ!
- Những già này , không dám dạy ai đâu ! Chúng tôi là " con sâu, cái kiến !" bi giờ cán Bộ các ông " dạy " sao biết vậy !
- Mong các Cụ hiểu cho : thời này " trên sao, dưới vậy! Cả thôi " . Họ giống nhau " đến từng chi tiết, kể cả đấu phẩy và lỗi chính tả ! " biết làm nào !?
- Anh nói vậy , già này biết vậy, chỉ mong " đói cho sạch, rách cho thơm - giấy rách cố giữ lấy lề !!"
- Con xin cám ơn các Cụ ạ !!! ( còn nữa ....)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét